Khám phá vải thô đũi - chất liệu của vẻ đẹp cổ điển và mộc mạc
sale chạm đáy
Về chúng tôi Hệ thống cửa hàng Tuyển dụng Deal sốc Tháng 11
0

Vải

Khám phá vải thô đũi - chất liệu của vẻ đẹp cổ điển và mộc mạc

By Mialala_Huyền SEO Ngày đăng: 22.04.2023

Vải thô đũi là gì? Ưu nhược điểm của thô đũi? Ứng dụng chất liệu này như thế nào trong đời sống? Bài viết dưới đây của Mialala sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Khám phá vải thô đũi - chất liệu của vẻ đẹp cổ điển và mộc mạc

Vải thô đũi luôn là chất liệu vải được nhiều người ưa chuộng sử dụng vào mùa hè. Lý do là bởi đặc tính thoáng mát, nhẹ nhàng và giá cả phải chăng. Bạn có tò mò muốn khám phá thêm về loại vải này như quy trình sản xuất, ứng dụng và cách bảo quản? Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mialala nhé!

Vải thô đũi là gì?

Vải thô đũi (hay còn gọ là lụa Tussah) là loại vải được dệt từ sợi đũi thô. Chất thô đũi là chất liệu được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang và trang trí nội thất. Đặc điểm nổi bật của vải thô đũi là bề mặt nhám và thô ráp, tuy nhiên không gây cảm giác ngứa ngáy mà ngược lại khá dễ chịu khi chạm vào. Vải có trọng lượng nhẹ, dễ sử dụng, chất vải xốp và mềm.

Vải thô đũi có trọng lượng nhẹ, dễ sử dụng, chất vải xốp và mềm

Xem thêm: Vải đũi hàn là gì? Ứng dụng và những ưu điểm không thể bỏ qua     

                    Vải đũi lụa - nguồn gốc, ưu nhược điểm và những ứng dụng thiết thực

Nguồn gốc của vải thô đũi 

Một điều có thể gây bất ngờ cho bạn là thực chất, vải thô đũi có nguồn gốc từ tơ tằm. Tuy nhiên chất liệu này chỉ được dệt từ phần sợi dư thừa chiếm tới 60% trong quá trình ươm tơ tằm. Nói cách khác, chất thô đũi được làm từ thành phần sợi dư thừa thải ra để tránh lãng phí. 

Vì vậy, có thể nói thô đũi có “quan hệ họ hàng” với vải lụa.

Quy trình sản xuất vải thô đũi

Quy trình sản xuất chất liệu thô đũi nhìn chung có 4 giai đoạn:

Bước 1: Nấu sợi

Giai đoạn thu hoạch các sợi phế liệu dư thừa từ quá trình ươm tơ để mang đi làm sạch và nấu sợi.

Bước 2: Kéo sợi

Sau khi nấu, các sợi này sẽ được ngâm vào nước và kéo thành sợi. 

Bước 3: Phơi sợi

Các sợi thô đũi sau khi kéo sẽ được đem đi phơi khô trước khi bước vào giai đoạn dệt. Bước này cũng cần sự khéo léo đòi hỏi sợi thô đũi không được tiếp xúc quá nhiều dưới ánh nắng, nhưng vẫn phải đủ ánh sáng để sợi khô, tránh ẩm mốc. 

Bước 4: Dệt vải

Công đoạn cuối cùng để cho ra thành phẩm vải thô đũi mềm nhẹ, giản dị thường thấy. 

Ưu và nhược điểm của chất thô đũi

Hiểu rõ ưu nhược điểm sẽ giúp bạn ứng dụng chất đũi thô vào mục đích phù hợp. Nhìn chung, các đặc điểm này gần như tương đồng với vải đũi

Ưu điểm

Chất liệu thoáng mát 

Kết cấu đặc biệt với những khoảng hở nhỏ li ti của chất đũi, kết hợp với đặc điểm mềm xốp của chất thô mang đến loại vải thoáng khí, mát mẻ. Vải làm thoát mồ hôi, mang đến cảm giác dễ chịu cho cơ thể, tránh bí bách. Vì vậy đây là một trong những chất liệu chân ái của mùa hè. 

Đặc điểm này cũng giúp cho thô đũi là loại vải nhanh khô, tiết kiệm thời gian phơi đồ. 

Trọng lượng vải nhẹ, chất mềm xốp

Vải thô đũi có trọng lượng rất nhẹ. Cùng với đặc tính mềm xốp, chất liệu này được ứng dụng nhiều trong thời trang và mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.

Trọng lượng vải nhẹ, chất mềm xốp

Thành phần tự nhiên, thân thiện với môi trường

Vốn được làm từ nguyên liệu tự nhiên là phế liệu của sợi tơ nên vải đũi rất dễ phân hủy. Toàn bộ quy trình sản xuất của vải từ nấu sợi đến dệt vải đều hoàn toàn bằng thủ công, không gây hại tới môi trường.

An toàn với sức khỏe cơ thể

Nguồn gốc tự nhiên, không lẫn tạp chất khiến cho vải không gây kích ứng cho làn da cơ thể. Vải lành tính và thân thiện với làn da kể cả làn da nhạy cảm. 

Vẻ đẹp mộc mạc

Nguồn gốc tự nhiên khiến cho chất vải thô đũi mang vẻ đẹp giản dị và mộc mạc. Chính vì vậy vải phù hợp với những thiết kế quần áo, nội thất mạng phong cách cổ điển, bình dị. 

Bền, dễ giặt và dễ bảo quản

Đặc điểm mềm nhẹ của vải đũi khiến cho loại vải này rất dễ giặt. Vải khá bền, giúp người dùng dễ dàng trong việc bảo quản. 

Nhược điểm

Vải dễ nhăn

Chỉ cần vò nhẹ vải thô đũi đã bị nhăn. Nhược điểm này khiến cho người dùng đôi khi mất thời gian là ủi. 

Độ co giãn kém

Khi thử kéo vải về 2 chiều, vải sẽ không bị căng hay co giãn khiến cho một số người dùng cảm thấy kém thoải mái. 

Xem thêm: Chất vải nỉ nhung- sự kết hợp tinh tế sang trọng, cổ điển và mộc mạc

                    Vải nỉ chân cua là gì? Khám phá mọi điều cần biết về chất nỉ chân cua

Ứng dụng của vải đũi thô

Trong công nghiệp may mặc

Đây là ứng dụng phổ biến nhất của vải đũi thô. Chất liệu này rất phổ biến trong các sản phẩm quần áo bình dân với nhiều kiểu dáng khác nhau. Các sản phẩm này thường mang vẻ đẹp bình dị và cổ điển. Những item thô đũi phổ biến là: quần baggy, chân váy, đầm liền, áo sơ mi, áo dài,...

Vải đũi thô được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm quần áo bình dân

Trong nội thất

Chất thô đũi cũng được sử dụng nhiều trong ngành nội thất như khăn trải bàn, bọc ghế sofa, tấm lót, vỏ gối, rèm cửa,...

Trong các sản phẩm đồ trang trí

Bạn có thể dùng vải thô đũi để làm các sản phẩm trang trí hoặc handmade như hoa giả, túi xách, giỏ đựng,...

Cách giặt và cách bảo quản chất liệu thô đũi

Nắm rõ cách giặt và cách bảo quản đúng sẽ giúp bạn gìn giữ chất liệu thô đũi trong thời gian lâu hơn: 

  • Không nên ngâm vải lâu trong nước có chất tẩy rửa cao vì sẽ làm giảm độ bền của vải
  • Tránh dùng chất tẩy rửa mạnh
  • Không phơi vải trực tiếp dưới nắng gắt
  • Khi khô, bạn nên treo hay vì gấp để tránh tạo quá nhiều nếp nhăn
  • Nên là kỹ trước khi sử dụng để giữ được form
  • Bảo quản ở nơi thông thoáng, tránh ẩm thấp

Bài viết trên là những thông tin cần biết về chất liệu đũi thô, bao gồm: định nghĩa, đặc trưng, quy trình sản xuất, ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản. Mialala hy vọng bài viết này có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và sử dụng loại vải này. Đừng ngần ngại nhắn tin cho Mialala nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về vải thô đũi nhé!

Mialala - Hệ thống đồ lót, đồ ngủ thiết kế hàng đầu Việt Nam

Hotline: 0706080000

Hệ thống cửa hàng

Website: https://mialala.vn/ 

 

Bài viết liên quan

Về đầu trang