Vải tafta và những ứng dụng của chất vải này trong lĩnh vực thời trang
sale chạm đáy
Về chúng tôi Hệ thống cửa hàng Tuyển dụng Deal sốc Tháng 11
0

Vải

Vải tafta và những ứng dụng của chất vải này trong lĩnh vực thời trang

By Mialala_Huyền SEO Ngày đăng: 01.06.2023

Vải tafta được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang như may đồ dạ hội, dự tiệc, đồ trang trí cho phòng ngủ…Khám phá chi tiết hơn về loại vải này nhé!

Vải tafta và những ứng dụng của chất vải này trong lĩnh vực thời trang

Vải tafta là chất liệu được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang. Đây là loại vải này có độ bóng, thể hiện nét đẹp sang trọng của phái nữa. Cùng Mialala khám phá những đặc tính tạo nên tính ứng dụng cao của chất vải tafta nhé.

Vải Tafta là gì?

Chất vải tafta ra đời từ khoảng thế kỷ 12 tại Ấn Độ. Đây là chất liệu có cấu tạo từ tơ tằm tự nhiên, kết hợp với tơ tằm nhân tạo. Bề mặt chất liệu này mịn, trơn, có độ bóng tự nhiên. Một số dòng vải còn có thêm sợi acetate và polyester.

Đặc điểm của chất vải Tafta

Do được tạo từ nhiều thành phần và loại sợi khác nhau nên loại vải này có những đặc tính độc đáo.

Ưu điểm 

  • Tạo form dáng tốt, không bị rủ do các sợi xoắn chặt với nhau.
  • Vải có độ bóng nhẹ, bắt sáng tốt nên tạo độ sang trọng, lộng lẫy cho trang phục.
  • Chất vải nhẹ nhàng, có khả năng chống nhăn tốt.
  • Dễ dàng in hoa văn sắc nét, tinh tế
  • Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Vải tafta có độ bóng nhẹ

Xem thêm: Vải gấm được ứng dụng như thế nào trong thời trang dành cho phái nữ?

                   Từ A đến Z về vải lụa Hàn và những ứng dụng đa dạng trong đời sống

Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, vải tafta vẫn có những nhược điểm dưới đây:

  • Độ thấm hút kém: Loại vải này không có khả năng thấm hút mồ hôi, dễ tạo cảm giác nóng, nhất là mặc vào mùa hè oi bức
  • Muốn giữ được độ bền của sợi vải thì chỉ được giặt tay với nước lạnh.
  • Chất vải này co dãn không tốt nên không phù hợp may các trang phục body.

Phân loại vải tafta

  • Tafta lụa: Đây là loại vải có lụa là thành phần chủ đạo
  • Taffeta tổng hợp: Đây là loại vải được làm từ các chất liệu tổng hợp như polyester, rayon, acetate…
  • Taffeta nhuộm sợi: Đây là loại vải được nhuộm trước khi dệt vải. Chất vải này khá cứng nhưng lưu hình ảnh sắc nét. 
  • Tafta nhuộm mảnh: Vải được nhuộm sau khi dệt vải hoàn tất, thành phẩm sẽ ra vải mềm mại.
  • Tafta cổ: Chất vải hơi cứng, tuy nhiên vẫn có các sợi mềm với khoảng cách đều nhau. 

Vải tafta lụa được ứng dụng nhiều trong thời trang

Ứng dụng của vải Tafta trong lĩnh vực thời trang

Với những đặc tính nêu trên, vải Tafta được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang. Những ứng dụng tiêu biểu bao gồm:

  • May rèm cửa: Chủ yếu sử dụng các loại vải taffeta gấm, bóng nhẹ, có hoa văn độc đáo.
  • May vỏ gối, đệm, drap giường để tạo không gian sang trọng, đẳng cấp cho phòng ngủ
  • May trang phục dạ hội, biểu diễn: Những sản phẩm váy áo tinh tế, sang trọng, váy cưới, dự tiệc thường được may từ vải taffeta lụa hoặc gấm.
  • May lớp lót bên trong các trang phục váy, quần áo 

Vải tafta ứng dungjt trong thời trang nữ và đồ dùng phòng ngủ

Xem thêm: Vải không dệt là gì? Những thông tin bất ngờ có thể bạn chưa biết

                    Khám phá sự tinh tế của vải lụa Thái trong thời trang và trang trí nội thất

Nguyên tắc sử dụng và bảo quản vải tafta

Để bảo quản và sử dụng vải tafta một cách tốt nhất, cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Tránh giặt vải tafta bằng máy giặt. Vải tafta dễ bị biến dạng hoặc xù lông nếu giặt bằng máy giặt. Thay vào đó, hãy giặt tay với nước lạnh hoặc nước ấm và sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng.
  • Không sử dụng chất tẩy trắng hoặc chất tẩy mạnh để giặt vải tafta. Điều này có thể làm cho vải bị phai màu hoặc bị hư hỏng.
  • Không sấy vải tafta trong máy sấy hoặc phơi nắng trực tiếp. Thay vào đó, hãy để vải khô tự nhiên tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Bảo quản vải tafta trong nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh bảo quản vải tafta trong môi trường ẩm ướt hoặc nơi có nhiệt độ cao.
  • Khi cắt may, thao tác với vải tafta, cần sử dụng các dụng cụ như kim may và kéo cắt được làm bằng chất liệu sắc bén và không gây xước hoặc phá vỡ bề mặt vải.

Có thể thấy so với vải lụa satin cao cấp thì vải taffeta có bề mặt không mềm mịn bằng. Đó là lý do mà hiện tại, Mialala ưu tiên sử dụng vải lụa satin cao cấp cho các sản phẩm đồ ngủ, đồ mặc nhà thiết kế. Chất lụa mềm mịn, độ sáng bóng tự nhiên sẽ mang tới những trang phục ở nhà thoải mái nhất cho các chị em.

Trên đây là những thông tin về vải tafta và những ứng dụng của loại vải này trong thời trang. Hy vọng sau chia sẻ này của Mialala, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chất vải này. Đừng quên liên hệ với Mialala nếu bạn cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào về các sản phẩm đồ lót, đồ ngủ, đồ mặc nhà thiết kế nhé.

Mialala - Hệ thống đồ lót, đồ ngủ thiết kế hàng đầu Việt Nam

Hotline: 0706080000

Hệ thống cửa hàng

Website: https://mialala.vn/

Bài viết liên quan

Về đầu trang