Vải lanh là gì? Vì sao chất liệu này được nhiều người yêu thích?
sale chạm đáy
Về chúng tôi Hệ thống cửa hàng Tuyển dụng
0

Vải

Vải lanh là gì? Vì sao chất liệu này được nhiều người yêu thích?

By Mialala_Huyền SEO Ngày đăng: 25.04.2023

Vốn có nguồn gốc từ lâu đời, nhưng vải lanh chưa bao giờ đánh mất vị trí của mình trong làng thời trang. Cùng Mialala tìm hiểu về chất liệu này trong bài viết.

Vải lanh là gì? Vì sao chất liệu này được nhiều người yêu thích?

Vải lanh là một trong những chất liệu mùa hè được yêu thích nhất. Bạn có thể bắt gặp vô số sản phẩm làm từ vải lanh trong nhà: đầm lanh, đồ mặc nhà lanh, ga gối lanh,... Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về loại vải này? Lanh có nguồn gốc từ đâu? Quy trình sản xuất như thế nào? Cách bảo quản để vải bền đẹp? Tất cả sẽ được Mialala giải đáp trong bài viết.

Vải lanh là vải gì?

Vải lanh là chất liệu vải tự nhiên được làm từ vỏ, sợi và xơ của cây lanh. Đây là loại cây thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu mát mẻ hoặc lạnh. Ở Việt Nam, cây lanh chủ yếu được trồng ở phía Tây Bắc, nhất là Sapa, Lạng Sơn - những nơi có nhiệt độ tương đối thấp. 

Vải lanh là chất vải có tuổi thọ lâu đời nhưng cho đến nay, nó vẫn là loại vải rất được yêu thích, nhất là đối với đất nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Đặc tính nổi bật của chất lanh là độ mềm nhẹ, thoáng mát và dễ mặc. Chất lanh có đa dạng màu sắc và hoa văn mang đến nhiều lựa chọn phong phú cho người dùng.

Đặc tính nổi bật của vải lanh là độ mềm nhẹ, thoáng mát và dễ mặc

Sợi lanh là gì?

Sợi lanh là loại sợi được tách từ thân cây lanh sau một quá trình thu hoạch, giầm và xử lý. Sợi lanh xơ, có chiều dài trong khoảng từ 25 - 150mm, mặt cắt ngang mang nhiều hình dáng đa dạng. Sợi này bao gồm 2 loại: sợi ngắn và sợi dài. 

Xem thêm: Tất tần tật về chất liệu vải thô và các ứng dụng bạn cần biết

                    Vải đũi hàn là gì? Ứng dụng và những ưu điểm không thể bỏ qua

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của lanh

Quy trình sản xuất chất lanh

Quy trình sản xuất chất liệu lanh bao gồm các bước: 

  • Bước 1: Thu hoạch cây lanh
  • Bước 2: Giầm cây lanh
  • Bước 3: Tách và xử lý sợi lanh
  • Bước 4: Dệt vải 

Các loại vải lanh phổ biến trên thị trường

  • Vải lanh lụa
  • Vải lanh bột
  • Vải lanh xước
  • Vải lanh gấm hoa
  • Vải lanh dệt thoi
  • Vải lanh dệt tấm
  • Vải lanh dệt thưa

Ưu và nhược điểm của lanh

Cũng như mọi loại vải khác, loại vải này mang song song cả ưu và nhược điểm:

Ưu điểm

Chất lanh mang nhiều ưu điểm về cả bề mặt và chất liệu: 

Bề mặt đẹp mắt

Vải lanh có “ngoại hình” mang tính thẩm mỹ với bề mặt bóng mịn đẹp mắt. Lý do là bởi sau khi dệt thành vải, người thợ thường phủ một lớp bóng lên trên bề mặt. Chính vì vậy lanh được ứng dụng nhiều trong thời trang - may mặc. 

Chất liệu mát mẻ, mềm mịn, thông thoáng 

Một trong những ưu điểm nổi bật được lòng nhiều người dùng nhất của vải lanh là độ mềm mại, mịn màng. Chất vải cũng đem lại cảm nhận mát mẻ khi sờ trực tiếp lên bề mặt. Do đó, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp các sản phẩm quần áo mùa hè được làm từ vải lanh. 

Quần áo mùa hè được làm từ vải lanh

Độ bền cao 

Sợi lanh vốn mang đặc tính dai và bền. Nguồn gốc từ cây lanh khiến cho vải không bị sờn, mòn hay xơ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài và giặt đi giặt lại nhiều lần. 

An toàn cho làn da cơ thể

Sợi lanh vốn là loại sợi tự nhiên nên người dùng có thể yên tâm về độ lành tính, an toàn với làn da cơ thể của vải. Chất lanh không gây dị ứng hay mẩn ngứa cho da kể cả làn da nhạy cảm nhất. 

Thân thiện với môi trường 

Quy trình sản xuất lanh không sử dụng chất hóa học. Vì vậy đây còn là chất vải thân thiện với môi trường. 

Kháng khuẩn và chống bụi 

Một đặc điểm rất được yêu thích khác của vải lanh là bề mặt có khả năng kháng khuẩn và chống bụi. Vải không ẩm mốc. Nếu dính bẩn vẫn rất dễ để giặt sạch. 

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm, vải vẫn tồn tại một số nhược điểm như: 

Không co dãn, không có độ đàn hồi 

Lanh là chất liệu không co dãn, vì vậy có thể gây bất tiện với một số người dùng. 

Vải dễ nhăn 

Chất lanh rất mỏng và dễ bị nhăn. Vì vậy người dùng đôi khi mất thời gian là ủi. 

Xem thêm: Vải ni lông là gì? Tìm hiểu những thông tin cần biết về chất nylon

                    Khám phá vải thun lạnh và những ứng dụng thú vị của chất liệu này

Ứng dụng của vải lanh

Vải lanh được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực nội thất và thời trang:

Trong nội thất

  • Chăn, ga trải giường, vỏ gối
  • Rèm cửa
  • Bọc ghế sofa
  • Khăn trải bàn
  • Lót ghế

Dù là sản phẩm nào, loại vải này cũng mang đến vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng cho không nhà cửa.

Trong thời trang

Trong thời trang, vải lanh được ứng dụng nhiều trong các trang phục mùa hè như:

  • Váy, đầm, bộ quần áo mặc nhà
  • Áo sơ mi lanh
  • Áo dài lanh
  • Khăn choàng cổ, khăn thời trang
  • Đồ trang trí túi xách

Khăn choàng cổ vải lanh

Cách bảo quản vải lanh

Bảo quản vải bao gồm những công việc sau: 

Cách giặt

  • Việc giặt tay được khuyến khích để đảm bảo độ bền đẹp của chất vải. Nếu không có thời gian, bạn có thể giặt máy ở chế độ thấp. Hãy cho sản phẩm vào túi giặt chuyên dụng để tránh việc vải bị rách.
  • Hạn chế sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa cao. Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt nhẹ nhàng

Cách phơi

  • Giũ phẳng vải trước khi rơi để hạn chế vải quá nhăn
  • Phơi bằng móc để vải được thẳng, hạn chế nếp nhăn và nếp gấp
  • Phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Cách là 

  • Là ủi ngay khi vải còn ẩm. Nếu vải đã khô, xịt thêm nước lên để tránh việc vải hỏng trong quá trình là
  • Nên sử dụng là hơi nước. Để là ở nhiệt độ vừa phải
  • Là lên mặt trái của vải để giữ độ sáng bóng được lâu hơn

Trên đây là những thông tin hữu ích về vải lanh. Đọc đến đây, bạn đã hiểu vì sao chất vải này được ưu chuộng rộng rãi: độ bền, độ mềm mát, thoáng khí và thân thiện với làn da cơ thể. Việc hiểu rõ từng chất liệu vải vô cùng quan trọng để sử dụng phù hợp. Bạn đừng quên liên hệ với Mialala nếu muốn tư vấn về các sản phẩm đồ lót, đồ ngủ từ vải cao cấp nhé.

Mialala - Hệ thống đồ lót, đồ ngủ thiết kế hàng đầu Việt Nam

Hotline: 0706080000

Hệ thống cửa hàng

Website: https://mialala.vn/ 

 

Bài viết liên quan

Về đầu trang