Vải lụa - tinh hoa ngàn năm của nghề dệt truyền thống
sale chạm đáy
Về chúng tôi Hệ thống cửa hàng Tuyển dụng Deal sốc Tháng 11
0

Vải

Vải lụa - tinh hoa ngàn năm của nghề dệt truyền thống

By Mialala_Thu Ngày đăng: 15.11.2023

Nhắc đến chất liệu cao cấp trong làng vải thì không thể bỏ qua vải lụa, với vẻ đẹp mềm mại, óng ả và độ trơn mát trên làn da. Cùng tìm hiểu về loại vải này nhé!

Vải lụa - tinh hoa ngàn năm của nghề dệt truyền thống

Hẳn không ai là không biết đến vải lụa - chất liệu cực phẩm của ngành thời trang, tinh hoa của nghề dệt. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, vải lụa còn là chất liệu có tính ứng dụng đa dạng và những trải nghiệm dễ chịu có một không hai khi sử dụng. Những ứng dụng đó là gì? Vì sao lụa được yêu thích đến thế? Hãy cùng Mialala tìm hiểu nhé!

Vải lụa là gì? Đặc điểm nhận biết của lụa

Vải lụa (hay còn gọi là Silk Fabric) là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm, tơ sen, nhưng phổ biến nhất vẫn là tơ tằm - sợi tơ tự nhiên do con tằm nhả ra. Để có được những thước vải lụa hoàn chỉnh, người ta phải tiến hành một quy trình dệt lụa công phu với nhiều công đoạn vô cùng tỉ mỉ từ trồng dâu, nuôi tằm đến lấy kén, kéo tơ.

Chất lụa có đặc tính mỏng mềm, mịn, mát, mang đến cảm giác trơn mướt, dịu nhẹ, thông thoáng khi tiếp xúc với làn da cơ thể. Bề mặt vải lụa sáng, bóng và có độ óng ánh đẹp mắt, mang đến cảm giác tinh tế, sang trọng và có phần đẳng cấp. Chính vì vậy từ xa xưa, lụa là chất liệu cao cấp bậc nhất, có giá thành đắt đỏ mà chỉ giới quý tộc hay tầng lớp thượng lưu mới có thể sử dụng. 

Lụa xuất hiện và tồn tại bền bỉ trong chiều dài nghìn năm từ quá khứ đến hiện tại. Ở Việt Nam, nghề dệt lụa từ lâu cũng đã trở thành một ngành nghề truyền thống và quen thuộc. Nước ta có nhiều làng lụa nổi tiếng như: làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng lụa Nha Xá (Hà Nam), làng lụa Duy Xuyên (Quảng Nam), làng lụa Bảo Lộc,...

Vải lụa (hay còn gọi là Silk Fabric) là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm

Xem thêm: Vải voan lụa là gì? Những thông tin thú vị về voan lụa có thể bạn chưa biết

                    Vải lụa satin- chất liệu sang trọng và đẳng cấp cho thời trang nữ

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa

Lụa mang trong mình bề dày lịch sử dài lâu. Nhiều ghi chép cho rằng nghề nuôi tằm, dệt lụa đã xuất hiện từ 6000 năm trước công nguyên. Bắt nguồn từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, khi ấy lụa chỉ dành riêng cho vua chúa, quý tộc. 

Sau đó, vải lụa dần trở nên thịnh hành ở Trung Quốc, rồi lan rộng ra khắp châu Á và nhanh chóng được yêu thích. Lụa trở thành hàng hóa và tiếp tục được giới thương nghiệp đưa đến các quốc gia khác nhau để tiêu thụ. 

Ở Việt Nam, lịch sử ghi chép vải lụa có từ thời vua Hùng đời thứ 6. 

Với lịch sử hình thành và phát triển trải qua hàng ngàn năm, cho đến ngày nay vẫn khó có loại vải nào thay thế được vị trí của lụa. Không lạ gì khi lụa được đông đảo các tín đồ trên khắp năm châu yêu thích và sử dụng trong nhiều mặt của đời sống. Nhất là trong may mặc, thời trang bởi tính thẩm mỹ của nó.

Quy trình sản xuất vải lụa

Vải lụa trải qua một quy trình cầu kỳ và công phu bao gồm:

  • Bước 1: Chăn tằm
  • Bước 2: Tằm nhả sợi kén
  • Bước 3: Ươm tơ
  • Bước 4: Dệt lụa
  • Bước 6: Nhuộm màu

Các loại vải lụa phổi biến hiện nay

  • Vải lụa tơ tằm
  • Vải lụa cotton
  • Lụa phi bóng
  • Lụa gấm
  • Vải lụa satin
  • Lụa cát
  • Lụa gấm
  • Vải lụa Twill
  • Lụa Chiffon

Các loại vải lụa

Ưu nhược điểm của lụa

Vải lụa có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời cũng có một số hạn chế nhất định.

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ: bề mặt sáng bóng, trơn mướt, óng ánh gợi vẻ đẹp quý phát, sang trọng
  • Tính ứng dụng đa dạng: lụa có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ thời trang, nội thất đến các sản phẩm trang trí,...
  • Tính thân thiện: lụa là chất liệu thân thiện với môi trường; an toàn và lành tính trên làn da con người, không gây mẩn ngứa hay kích ứng kể cả làn da nhạy cảm
  • Tính tiện dụng: lụa đem đến độ mát vào mùa hè và ấm áp và mùa đông
  • Độ thoải mái: lụa nhẹ, mềm mướt, mang đến cảm giác êm dịu, thông thoáng, mát mẻ và hoàn toàn dễ chịu khi lướt trên làn da cơ thể
  • Độ hút ẩm cao: lên đến 35% hơi nước

Nhược điểm

  • Độ co giãn kém
  • Độ bền không cao, khó giặt và khó bảo quản
  • Giá thành cao

Ứng dụng của lụa

Vải lụa có tính ứng dụng cao với đa dạng lĩnh vực của đời sống như:

Trong thời trang - may mặc

  • Trang phục đi chơi, dự tiệc: các loại váy, đầm ngắn, đầm dài lụa với thiết kế tha thướt và cổ điển tôn lên dáng vóc quyến rũ, đằm thắm của người phụ nữ.
  • Trang phục cô dâu: váy đầm cô dâu hoặc khăn đội đầu. Độ sang trọng, óng ánh của lụa làm cô dâu trở nên nổi bật giữa đám đông.
  • Trang phục công sở: kiểu áo lụa công sở sang chảnh, thanh lịch phù hợp chốn văn phòng. 
  • Đồ mặc nhà, đồ ngủ: đặc tính mềm mát, dễ chịu và thông thoáng khiến cho lụa được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm đồ ngủ, đồ mặc nhà. Những sản phẩm này đảm bảo cảm giác thoải mái và giấc ngủ ngon cho người mặc, thuận tiện trong mọi hoạt động, sinh hoạt thường ngày.
  • Phụ kiện: cà vạt, khăn choàng, băng đô

Đồ ngủ lụa thiết kế và sản xuất bởi Mialala

Trong đồ gia dụng, đồ nội thất

Đối với đồ nội thất, chất lụa góp phần tạo nên không gian sang trọng, tinh tế khi được sử dụng làm:

  • Rèm cửa
  • Vỏ bọc ghế, khăn trải bàn
  • Chăn, ga, gối, đệm

Ga giường, vỏ gối lụa

Xem thêm: Liệu bạn đã biết 6 thông tin hữu ích về vải lanh lụa dưới đây?

                   Vải đũi lụa - nguồn gốc, ưu nhược điểm và những ứng dụng thiết thực

Cách giặt và cách bảo quản lụa

Người dùng nên chú ý vào cách giặt và cách bảo quản để giữ được độ bóng đẹp và độ bền của vải lụa:

Cách giặt 

  • Tránh giặt đồ lụa chung với các chất liệu vải khác để đảm bảo đồ lụa không bị nhanh hỏng, bạc màu
  • Không nên xoắn và vắt mạnh khi giặt. Vò nhẹ tay để tránh làm hỏng lụa
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh để tránh làm mất màu vải
  • Có thể giặt bằng sữa tắm trẻ em hoặc dầu gội đầu để lụa bóng đẹp hơn
  • Không đổ trực tiếp chất tẩy rửa lên lụa và ngâm qua đêm
  • Nếu giặt máy thì các chị em cần bỏ vào túi giặt để đảm bảo độ bền cho sản phẩm

Cách bảo quản

  • Lụa không nên phơi dưới nắng gắt. Chọn nơi khô thoáng mát mẻ, nhiều gió để phơi.
  • Tránh dùng bàn là ủi. Chị em nên sử dụng bàn là hơi nước. Nhiệt độ thích hợp là từ 120-140 độ C để vải lụa được bền lâu
  • Bảo quản ở nơi kín đáo, tránh côn trùng

Những ưu điểm về tính thẩm mỹ, tính ứng dụng cao cũng như quy trình sản xuất công phu và bề dày lịch sử đã khiến lụa trở thành một trong những chất liệu cao quý nhất hiện nay. Nếu bạn yêu thời trang mang chất liệu này, hãy tham khảo hàng trăm sản phẩm đồ ngủ, đồ mặc nhà lụa cao cấp của Mialala. Ghé thăm cửa hàng Mialala gần nhất để trải nghiệm chất vải lụa và mua sắm thỏa thích nhé!

Mialala - Hệ thống đồ lót, đồ ngủ thiết kế hàng đầu Việt Nam

Hotline: 0706080000

Hệ thống cửa hàng

Website: https://mialala.vn/

Bài viết liên quan

Về đầu trang